- Anh có thể chia sẻ về hành trình chinh phục ước mơ và cách anh giữ ngọn lửa đam mê suốt thời gian qua?
Tôi bắt đầu sự nghiệp từ những vị trí khiêm tốn nhất, hỗ trợ các anh chị thế hệ trước trong Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, phụ giúp hoàn thiện những chi tiết nhỏ trong một phân cảnh rồi đến các vị trí cao hơn. Trong hơn 20 năm làm nghề, trải qua nhiều thăng trầm và khó khăn, nhưng ngọn lửa nhiệt huyết trong tôi vẫn sục sôi và như bản thân đã từng chia sẻ: “Tôi vẫn làm phim, sẽ làm tiếp. Sản phẩm hay nhất của tôi là sản phẩm chưa được làm ra”.
Sự nghiệp của tôi gắn liền với những tác phẩm giàu tính nhân văn như: Càng to càng nhỏ(2011), Một lần đào ngũ (2015) hay mới đây là bộ phim hoạt hình 3D Trạng Quỳnh thời nhí nhố đã có được một vị thế nhất định trong giới mộ điệu.
Từ những ngày đầu còn “nhặt nhạnh" tác phẩm vẽ lỗi của các họa sĩ khác ở Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cho tới khi tác phẩm của mình được công chiếu rộng rãi là một hành trình đầy chông gai nhưng xứng đáng. Ngọn lửa nhiệt huyết và sự tận tâm với nghề luôn hiện hữu trong tôi.
Hiện nay, thương hiệu hoạt hình Việt đang dần định vị trên thế giới, còn tôi lại trăn trở về lớp đạo diễn trẻ kế cận. Đạo diễn là một nghề mang đầy tính trải nghiệm, hoạt động không ngừng nghỉ, nhịp thở đam mê luôn được duy trì với sự sáng tạo và nhiệt huyết. Tuy nhiên, muốn làm được đạo diễn hoạt hình bạn cần một bộ óc có tính quản lý và sự nhạy bén khi sắp xếp quy trình sản xuất. Điều này dường như tại Việt Nam chưa trường lớp chính quy nào đào tạo cho các bạn trẻ.
- Anh nhận định như thế nào về ngành hoạt hình hiện nay? Hướng đi nào phù hợp trong tương lai?
Trong năm 2023, những thay đổi lớn trong ngành hoạt hình Việt đã tạo tiền đề để tôi tìm ra hướng phát triển mới. Tôi nhận lời tham gia giảng dạy lớp Master Class: Đạo diễn Hoạt hình của SAMA. Đây là chương trình học chuyên sâu dành cho những bạn trẻ đam mê làm phim hoạt hình tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, tôi vẫn đang làm nghề, không ngừng học hỏi, kể cả từ những học trò của mình. Tôi tiếp nhận từ các bạn nguồn năng lượng mới, sự đồng điệu và sẵn sàng đồng hành mang thương hiệu hoạt hình Việt vươn xa.
- Anh nhận định thế nào về cơ hội và thách thức của các đạo diễn trẻ làm phim hoạt hình?
Muốn có một cú bật nhảy cho tương lai của ngành hoạt hình thì cần "góp gió thành bão" - nhiều thế hệ, nhiều cá nhân cùng kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và thổi bùng ngọn lửa đam mê. Các bạn học viên rất trẻ được đào tạo bài bản sẽ làm tốt hơn thế hệ của chúng tôi. Phương thức hiệu quả là hình thức học chéo, giữa thế hệ này qua thế hệ khác, giữa nghệ sĩ này qua nghệ sĩ khác với tinh thần cầu thị, khiêm tốn và cởi mở.
Trong lớp học SAMA, không khó để thấy những "học trò" có nhiều năm kinh nghiệm với các tác phẩm được xem là thành công với độ nhận diện cao như đạo diễn hoạt hình Phan Thị Thơ, chuyên gia diễn hoạt 3D Phạm Quốc Cường, nhà biên kịch Đỗ Tuấn Anh…
Điều này chứng tỏ tinh thần học hỏi không ngừng của các nghệ sĩ và hướng khai thác mọi nguồn lực đa dạng của toàn ngành. Các bạn trẻ được học toàn diện để trở thành người thổi hồn cho những bộ phim hoạt hình chất lượng cao chứ không chỉ là học để làm một người biết dùng công cụ diễn hoạt.
Thiên Di
Chia sẻ với VietNamNet, vợ chồng ca sĩ Phạm Thanh Thảo tiết lộ vừa mua thêm chiếc Porsche Panamera vào bộ sưu tập.
Tháng trước, cặp đôi đến cửa hàng chính hãng thảo luận về việc đặt mua xe. Chị được ông xã giao cho quyết định phần lớn các hạng mục như màu xe, bánh xe, bánh lái, màu ghế...
Ca sĩ đề xuất thêm độ pô xe vì thích âm thanh động cơ giống các dòng xe hơi thể thao. Tổng chi phí bao gồm thuế ước tính hơn 150 nghìn USD (khoảng 3,8 tỷ đồng).
Chiếc xe được nhập từ Đức và điều chỉnh theo yêu cầu của vợ chồng Phạm Thanh Thảo trong 4 tháng. Cứ vài ngày, hãng xe lại gửi thư điện tử thông báo về tiến trình gia công.
Khi được hỏi vì sao đặt mua thêm xe dù đã sở hữu dàn xe trị giá hơn 23 tỷ đồng, Phạm Thanh Thảo nói: "Lý do... 'lãng xẹt' vì người thích chiếc này là ông xã. Tôi thích dòng xe gầm cao nhưng chồng cứ thuyết phục mãi, nào là 'trải nghiệm', nào là 'đi thử, không thích thì đổi lại'... Tôi đành chịu thua, phải gật đầu".
Trước ý kiến ''mua xe như mua con cá, mớ rau ngoài chợ'', nữ ca sĩ phủ nhận: "Chúng tôi cân nhắc rất nhiều yếu tố. Chồng tôi đam mê, am hiểu về xe vẫn chịu khó tìm đọc đánh giá của những người mua trước. Hai vợ chồng quan tâm nhất việc chất lượng chiếc xe thế nào, có dễ hỏng hóc không... Các dòng xe của Đức càng thông minh, xài điện nhiều càng dễ gặp trục trặc. Vì vậy, chúng tôi không quan tâm lắm vấn đề tiền bạc nhưng xe phải đẹp và ít trục trặc nhất có thể".
Vợ chồng ca sĩ Phạm Thanh Thảo sở hữu dàn xe gồm: Acura NSX 2021 trị giá 4,7 tỷ đồng, Corvette C8.R 2022 trị giá 2,25 tỷ đồng, Lamborghini Tecnica 2023 trị giá 8,6 tỷ đồng, Audi Q8 2019 trị giá 1,85 tỷ đồng, Lexus LS 500 2020 trị giá 2,5 tỷ đồng, GMC Denali 2022 trị giá 1,6 tỷ đồng và Toyota Sienna 2022 trị giá 1,38 tỷ đồng.
Trung bình 4 năm họ đổi xe 1 lần - một trong những lý do chiếc Porsche Panamera sẽ "cập bến" nhà chị vào tháng 8 tới.
Trong dàn xe, Phạm Thanh Thảo thích nhất chiếc Corvette C8.R 2022 màu vàng từ lần đầu sang Mỹ định cư. Sau khi kết hôn, thỉnh thoảng chị tâm sự điều này với chồng, không ngờ anh âm thầm đặt mua một chiếc có khắc tên "Phạm Thanh Thảo". Dịch Covid-19 bùng phát, ca sĩ phải đợi đến 18 tháng mới chính thức nhận món quà đắt giá từ ông xã.
Vợ chồng Phạm Thanh Thảo yêu thích xe hơi nhưng biết tính toán để sở thích không trở thành gánh nặng tài chính. Mỗi tháng, gia đình chị tốn khoảng 15 - 20 nghìn USD (382 - 509 triệu đồng) cho các khoản, bao gồm chi phí cho những chiếc xe.
Mi Lê
Theo Bộ KH&CN, sự kiện được tổ chức với mục đích kiến tạo và thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Vùng Thủ đô. Sự kiện cũng nhằm nâng cao nhận thức về KH&CN, chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng, kết nối và tăng cường năng lực các chủ thể hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng Thủ đô.
Thông qua sự kiện, ban tổ chức kỳ vọng sẽ quảng bá thành công các sản phẩm/dịch vụ KH&CN, kết nối sản phẩm đến người tiêu dùng, nhà quản lý, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp.
UBND Hà Nội cùng Bộ KH&CN cũng kỳ vọng, Techfest Hanoi 2023 sẽ góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường, định hướng phát triển cho các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường KH&CN của Vùng Thủ đô nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
Techfest Hanoi 2023 sẽ bao gồm 2 hoạt động chính: Triển lãm giới thiệu các dự án, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo, trình diễn công nghệ và kết nối cung cầu; Diễn đàn kết nối công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Theo ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội, Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo số liệu của Startup Blink, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai thành phố được xếp hạng trong top 1.000 thành phố khởi nghiệp toàn cầu.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 1.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên tổng số 3.800 doanh nghiệp startup của cả nước (chiếm 26,32%). Đến nay, đã có 32 vườn ươm doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực (chiếm 38,1% tổng vườn ươm cả nước), có 14 tổ chức cung cấp chương trình thúc đẩy kinh doanh (chiếm 40% cả nước).
Các hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, kết nối đầu tư, các khóa đào tạo về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thường xuyên được tổ chức tại Hà Nội. Từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố đã huy động được 1 tỷ USD với 100 thương vụ gọi vốn thành công.
“Các hoạt động đổi mới sáng tạo có hàm lượng tri thức cao đã tạo động lực mạnh mẽ và hình thành làn sóng phát triển mới cho nền kinh tế, xã hội của thành phố nói riêng và cả khu vực nói chung”, Phó Chủ tịch Hà Nội nói.
Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định, việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia phải gắn và xuất phát từ hệ sinh thái tại địa phương, các vùng.
“Để hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững, định hướng quan trọng cần ưu tiên là hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển, để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu đề ra, phát huy vai trò đầu tàu của Hà Nội trong phát triển khoa học công nghệ”, Thứ trưởng Bộ KH&CN nhận định.